top of page
tranngocyennhi1309

CHĂM SÓC CHÓ MANG THAI ĐÚNG CÁCH - PETMALL

Khi chó mang thai, chúng ta nên chăm sóc như thế nào cho đúng cách để chó mẹ luôn khoẻ mạnh? Sau đây, Petmall sẽ bật mí cho bạn các cách chăm sóc chó mang thai đúng cách.

MỤC LỤC


chó mang thai

Dấu hiệu khi chó cưng của bạn đang mang thai - Petmall

Khi chó mẹ đang ở trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ, chúng ta khó nhận thấy điều gì khác biệt về hành vi, thái độ cũng như thể chất của chúng. Tuy nhiên, trong thời gian này chúng có thể nôn mửa hoặc chán ăn.


Trung bình, chó có thể mang thai trong khoảng 62- 64 ngày (khoảng 2 tháng - 2 tháng rưỡi) và số ngày chính xác sẽ khác nhau tùy thuộc vào giống chó bạn nuôi và các yếu tố tác động khác. Dưới đây là một số dấu hiệu mà Petmall tìm hiểu được cho thấy chó cưng của bạn có thể đang mang thai từ 2 tuần đến 1 tháng đầu tiên:

  • Đau bụng.

  • Dễ mệt mỏi hơn.

  • Cáu gắt với mọi thứ xung quanh.

  • Tình cảm và quấn chủ hơn bình thường.

  • Nôn mửa (trong vài tuần đầu tiên). Tuy nhiên, Petmall lưu ý nếu chó cưng của bạn nôn mửa quá nhiều cần cho đi khám bác sĩ thú y ngay để bác sĩ có thể kịp thời phát hiện ra những vấn đề và đưa ra phác đồ điều trị cũng như giúp cân bằng lại dinh dưỡng cần thiết vì dấu hiệu này nhiều khi là do chó của bạn đang gặp vấn đề về hệ tiêu hoá chứ không phải là đang mang thai.

  • Giảm cảm giác thèm ăn (vài tuần đầu) hoặc có một số chó đang mang thai sẽ thèm ăn hơn trong giai đoạn này. Dù vậy, nếu chó cưng của bạn quá kén ăn trong gian đoạn đầu cũng đừng quá lo lắng nhé vì sự thèm ăn của chó mang thai sẽ tăng lên trong nửa sau của thai kỳ.

  • Dịch nhầy nhẹ có thể xuất hiện khoảng một tháng sau khi giao phối.

  • Núm vú của chó mang thai có thể trở nên nổi bật hơn về màu sắc và kích thước khoảng 30 ngày sau khi giao phối và bạn cũng có thể thấy chúng tiết ra chất lỏng trong suốt.


banner

Những cách chăm sóc chó mang thai đúng cách - Petmall

Tiếp theo đây, sau khi đã nhận biết được chó cưng của bạn đang mang thai thì Petmall sẽ đưa ra những cách chăm sóc chó mang thai đúng cách mà bạn có thể tham khảo sau đây.


Có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho chó mẹ

Vì chó mang thai cần cung cấp dinh dưỡng đủ cho cả con mẹ và chó con trong bụng mình nên việc cân bằng dinh dưỡng và cho cún cưng ăn các loại hạt dành cho chó mang thai rất quan trọng. Điều này giúp chó mẹ có đủ chất trong quá trình mang thai và sau khi sinh xong cũng sẽ có đủ lượng sữa để cho những bé chó con bú.


Theo Petmall, để có được chế độ ăn dinh dưỡng tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y và mua các loại hạt, treats, sữa dinh dưỡng dành riêng cho chó mang thai sẽ tốt hơn là tự lên chế độ ăn cho chó cưng của mình tại nhà. Đặc biệt là nếu chó nhà bạn quá kén ăn và nôn mửa quá nhiều thì nên dẫn bé đi khám định kì thường xuyên với bác sĩ thú y để tránh hậu quả đáng tiếc về sau nhé!


chó mẹ sắp sinh

Đưa chó mẹ đến khám bác sĩ thú y

Ngoài việc tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y về chế độ dinh dưỡng cho chó mẹ thì bạn nên đưa chó cưng của mình đến bác sĩ thú ý để khám tổng quát xem chó cưng có thể gặp những bệnh truyền nhiễm nào có thể lây sang cho chó con hay không. Đặc biệt, khi đưa chó cưng đi bác sĩ thú y bạn nên làm xét nghiệm đường ruột xem có ký sinh trùng gây bệnh cho chó mẹ hay không và nếu có đừng tuỳ tiện cho chó mẹ uống thuốc sổ giun nhé, hãy nghe theo lời khuyên của bác sĩ thú y. Quan trọng nhất là khi đến bác sĩ thú y, chó cưng của bạn được chăm sóc tốt hơn và được tư vấn kĩ hơn về các loại thuốc được dùng nếu chó mẹ không may mắc bệnh.


Cung cấp cho chúng một nơi làm tổ thoải mái - Petmall

Theo Petmall tìm hiểu được, chó mẹ sẽ có hành vi đi tìm 1 tổ thoải mái cho chúng sinh con và tránh những con chó khác (đặc biệt là những con chó đực) từ sau tháng thứ 1 mang thai. Điều này khiến chúng thường có xu hướng lựa chọn gầm giường hoặc tủ quần áo để làm tổ.


Tuy nhiên, những chỗ như vậy thường rất bụi và không đảm bảo an toàn cho cả chó mẹ lẫn chó con nên nếu có thể, bạn hãy thiết kế một tổ ấm sạch sẽ và ấm áp cho chó cưng của bạn để đảm bảo chúng có thể sinh hoạt trong một không gian an toàn, thoải mái và sạch sẽ. Lưu ý khi lựa chọn và làm một tổ ấm cho chó cưng của bạn hãy tránh xa những chú chó/ mèo khác trong nhà nhé vì chó mẹ sẽ sẵn sàng cắn nhau với các con chó khác trong nhà nếu nó đến quá gần tổ của mình (đặc biệt là những con chó đực).


chó mẹ và đàn con

Giữ chúng tránh xa những con chó khác

Chó mẹ khi mang thai và kể cả sinh xong sẽ rất dễ cáu gắt với những chú chó xung quanh. Đó là bản năng tự bảo vệ con mình khỏi những con chó khác của chó mẹ. Đồng thời, nếu những con chó khác đang mang mầm bệnh trong người sẽ dễ lây lan sang chó mẹ vì lúc này thể chất của chó mẹ khá yếu và nhạy cảm (đặc biệt là vi rút Herpes - một loại vi rút gây rối loạn sinh sản).


Do đó, bạn nên quản và hạn chế những con chó khác tránh xa chó mẹ khi mang thai đặc biệt là ba tuần trước khi sinh con và ba tuần sau đó, hãy đảm bảo chó của bạn được cách ly và tránh xa các vật nuôi khác để ngăn chúng nhiễm vi rút herpes. Bệnh nhiễm trùng này không nguy hiểm đối với chó trưởng thành bình thường nhưng có thể đe dọa tính mạng và gây tử vong cho chó con và gây rối loạn sinh sản cho chó mẹ trong quá trình mang thai.


Theo dõi nhiệt độ của chúng

Nếu nhiệt độ của chó mẹ quá cao trong quá trình mang thai thì bạn nên dẫn chúng đi gặp bác sĩ thú y ngay lập tức vì nhiệt độ cũng sẽ thể hiện rằng chó mẹ đang gặp những vấn đề gì (nhiệt độ bình thường của chó là từ 100 đến 101 độ F). Không chỉ vậy, theo Petmall tìm hiểu được bạn cũng có thể biết liệu chó cưng của bạn có sắp sinh trong vòng 24 giờ hay không bằng cách kiểm tra nhiệt độ trực tiếp. Trong khung thời gian này, nhiệt độ của chúng sẽ giảm xuống dưới 100 độ.


chó con

Dành nhiều thời gian hơn cho chó cưng của bạn - Petmall

Trong khoảng thời gian mang thai, chó mẹ sẽ rất nhạy cảm và luôn không có cảm giác an toàn, đề phòng những con vật nuôi khác trong nhà. Lúc này, chúng cần được an ủi và quan tâm hơn, do đó bạn sẽ thấy chúng rất nhõng nhẽo với bạn trong quá trình mang thai. Những lúc như vậy, đừng xua đuổi chúng mà hãy quan tâm và yêu thương chú chó của bạn nhiều hơn nhé! Điều này sẽ giúp chó mẹ cảm thấy an toàn và yên tâm hơn trong quá trình mang thai.


Chăm sóc chó mẹ trong quá trình sinh

Theo Petmall, khi chó mẹ có những dấu hiệu sắp sinh thì bạn hãy ngay lập tức đưa chúng tới bác sĩ thú y gần nhất nhé. Vì khi chó con được sinh ra, chúng được sinh ra với màng bào thai bảo vệ được mẹ chúng loại bỏ. Nếu chó mẹ không tháo chiếc bao này ra thì bạn sẽ phải tự mình tháo ra để chó con có thể thở được. Và điều này nếu làm không kĩ thì chó con sẽ dễ bị nhiễm trùng hoặc tử vong.


Do đó, tốt nhất bạn nên dẫn chó mẹ đến bác sĩ thú ý vì họ có thể đảm bảo quá trình sinh nở diễn ra tốt đẹp và chó con không mắc bất kỳ bệnh lý nào, chẳng hạn như thoát vị rốn hoặc hở hàm ếch. Bác sĩ cũng có thể cho bạn biết khi nào thì nên dẫn chó con đi khám thú y lần đầu tiên để phòng chống các bệnh lý thường gặp.


chăm sóc chó mang thai

Chăm sóc kĩ chó mẹ lẫn chó con sau khi sinh

Sau khi chó sinh con bạn cần lưu ý những dấu hiệu sau:

  • Sốt.

  • Có một khối u nhô ra ở vùng âm đạo.

  • Không tạo ra sữa.

  • Mô vú bị viêm/nhiễm trùng.

  • Hôn mê lâu từ 10 phút trở lên.

  • Nôn mửa.

  • Giảm sự thèm ăn.

  • Cạn kiệt và không còn sức lực liếm chó con sau khi sinh khoảng 20-30 phút.

Nếu chó cưng của bạn có bất kỳ dấu hiệu nào ở trên, hãy gọi bác sĩ thú y càng nhanh càng tốt để bác sĩ có thể chuẩn đoán bệnh cũng như cải thiện sức khoẻ của chó mẹ nhanh nhất. Sau khi sinh chó mẹ rất yếu nên bạn hãy ở bên cạnh chúng và đặc biệt lưu ý những dấu hiệu bất thường để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra nhé.


banner

Chu đáo, nhanh chóng trong từng đơn hàng!

10 Trần Não, P.An Khánh, Tp.Thủ Đức, HCM.

103 Thảo Điền, P.Thảo Điền, Tp.Thủ Đức, HCM.

Hotline: 0902848949





29 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page