Tẩy giun cho chó cưng là một quy trình rất quan trọng vì nó giúp đảm bảo sức khoẻ cho các bé và cả người nuôi thú cưng. Vì vậy, tẩy giun cho chó cũng là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Sau đây, hãy cùng Petmall tìm hiểu về quy trình này nhé!
Những lý do bạn nên tẩy giun cho chó - Petmall
Chó có thể tiếp xúc với ký sinh trùng bên trong cơ thể vào bất kỳ thời điểm nào trong đời, kể cả trước khi chúng được sinh ra. Theo Petmall tìm hiểu được, chó con sinh ra có thể bị ký sinh trùng như giun móc, giun đũa, nhiễm sán. Tiến sĩ Amy Attas, VMD, cho biết do hormone được giải phóng trong thời kỳ mang thai, giun có thể truyền sang chó con. Theo bà “Ký sinh trùng có thể lây truyền qua máu trong tử cung và cả qua việc cho con bú.”
Những ký sinh trùng này (thường là các loại giun khác nhau) có thể gây ra các mầm bệnh khác nhau khi chúng xâm nhập vào đường tiêu hóa của chó. Tùy thuộc vào loại ký sinh trùng, chó cưng có thể gặp các triệu chứng khác nhau, tuy nhiên những triệu chứng này không phải lúc nào cũng biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài.
Không chỉ vậy, người nuôi chó cũng rất dễ bị lây "sán chó" nếu không để ý khi chơi đùa và âu yếm các bé đang có sán. Do đó, không chỉ ảnh hưởng riêng chó cưng của bạn mà chính người nuôi cũng dễ mắc phải các bệnh nguy hiểm nếu không tẩy giun định kì cho chúng.
Các dấu hiệu chó bị nhiễm giun - Petmall
Theo Petmall, dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy rất có thể chó cưng nhà bạn đã bị nhiễm giun sán:
Thường xuyên mệt mỏi
Ăn không ngon
Giảm cân nặng một cách nhanh chóng
Thiếu máu
Nôn mửa liên tục
Nướu nhợt nhạt
"Phân" đoạn sâu xung quanh khu vực hậu môn
Khu vực dạ dày bầm hoặc đầy bụng
Chảy máu tại hậu môn hoặc phân xuất hiện máu
Quy trình tẩy giun tiêu chuẩn cho chó cưng - Petmall
Quy trình thông thường cho chó khoẻ mạnh
B1. Tìm hiểu thuốc tẩy giun cho chó
Vì chó ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh nên theo Petmall bạn nên dắt chúng đến thú y để bác sĩ đề xuất kế hoạch điều trị tẩy giun, bao gồm xét nghiệm và lên lịch tẩy giun định kì. Đặc biệt là đối với chó con mới sinh và chó mẹ mới đẻ thì việc tìm hiểu kĩ loại thuốc phù hợp rất quan trọng.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc tẩy giun. Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào cũng giống nhau về thành phần nên Petmall khuyến khích bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn vì sẽ có những loại giun khó diệt và cần thuốc chuyên trị cho loại giun đó. Đồng thời, thuốc sổ giun thông thường sẽ tuỳ theo số cân nặng của chó nên trước khi mua thuốc tẩy giun định kì bạn cần tìm hiểu và biết rõ số kg của chó cưng nhà mình để dễ dàng mua hơn nhé.
B2. Thời gian bạn nên tẩy giun cho chó
Dưới đây là lịch trình tẩy giun thông thường được áp dụng dựa theo lời khuyên của bác sĩ thú y mà bạn có thể tham khảo nhưng Petmall lưu ý lịch trình này chỉ dành cho chó khoẻ mạnh.
Lịch tẩy giun sán cho chó con, chó trưởng thành
Lần tẩy giun đầu tiên: Chó con mới sinh được 3 tuần tuổi (thường ở ngày thứ 21-23, muộn nhất là ngày thứ 25). Lúc này giun có thể đẻ trứng trong ruột chó con do đó cần phải tẩy giun, sán trước khi trứng của chúng lan ra môi trường bên ngoài.
Sau lần đầu tiên: Cứ 2 tuần 1 lần tẩy giun cho chó cho tới khi được 3 tháng tuổi.
Sau 3 tháng tuổi: Mỗi tháng 1 lần từ khi 3 tháng cho tới 6 tháng tuổi.
Chó trên 6 tháng tuổi: 2-3 tháng tẩy 1 lần.
Chó trên 1 năm tuổi, chó trưởng thành: 1 năm tẩy 1-2 lần. Tùy theo môi trường sống và điều kiện vệ sinh có thể tẩy 3-4 lần 1 năm.
Lịch tẩy giun cho chó mẹ mang thai và cho con bú:
Chó mẹ nhiễm giun sán sẽ lây truyền sang con qua nhau thai và sữa vì vậy đặc biệt lưu ý tiến hành thật cẩn thận cho chó mẹ.
Tẩy giun cho chó cái sinh sản trước khi phối giống 1 tháng.
Tẩy một lần cho chó mẹ trước khi sinh khoảng 1 -2 tuần. Theo Petmall, bạn nên dắt chó mẹ đi khám và tìm hiểu kĩ loại thuốc tẩy giun an toàn khi sử dụng cho chó mẹ.
Chó mẹ đang cho con bú tẩy cùng với chó con (theo lịch trình cho chó con bên trên)
Lưu ý là trên đây chỉ là lịch tẩy giun tham khảo dành cho chó khoẻ mạnh, không có quá nhiều bệnh lý nên nếu chó cưng của bạn gặp vấn đề về sức khoẻ thì vẫn nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ có nên tẩy giun định kì hay không nhé.
B3. Theo dõi sức khoẻ của chó cưng sau khi tẩy giun
Sau khi đã tẩy giun cho chó cưng xong, theo Petmall bạn nên theo dõi sức khoẻ và thói quen sinh hoạt của các bé trong vòng 2-3 ngày xem có điều gì bất thường và cơ thể của chó có phản ứng hay kháng thuốc tẩy giun hay không.
Nếu có bất kì dấu hiệu nào bất thường và không ổn, Petmall khuyên bạn nên lập tức dẫn chó cưng của bạn đi phòng khám thú y ngay lập tức để tránh những điều đáng tiếc xảy ra nhé!
Phương pháp tẩy giun cho chó
Thuốc tẩy giun dạng viên cho chó
Thông thường, theo Petmall tìm hiểu thuốc tẩy giun thường ở dạng viên nhai. Do đó, bạn có thể nghiền nhỏ thuốc trộn vào thức ăn cho chó. Không chỉ thức ăn, bạn cũng có thể nhét thuốc trong các loại treats, bánh thưởng,... của chúng. Nếu chó nhà bạn là một bé sành ăn và thích ăn uống thì Petmall tin rằng chỉ cần kẹp thuốc giữa miếng thịt, gan cho chúng là chó cưng sẽ ngoan ngoãn ăn luôn cả viên nhai tẩy giun.
Trường hợp chó kén ăn, không chịu “hợp tác” , bạn hãy trực tiếp nhét thuốc vào miệng chó. Sau đây là các bước bạn có thể áp dụng để nhét thuốc tẩy giun vào miệng chó cưng nhưng Petmall lưu ý đây là cách khi mà các biện pháp nhẹ nhàng khác không có tác dụng nhé!
Giữ chặt chó, cạy mở hàm chúng ra.
Nhét thuốc vào miệng chó phía trên lưỡi để dễ nuốt.
Đóng hàm của chó lại, lấy tay vuốt xuôi thực quản để chó nuốt thuốc xuống.
Lưu ý tránh làm cho chó bị sặc, hóc thuốc.
Đối với phương pháp nhét trực tiếp thuốc vào miệng chó như trên, người nuôi cần cẩn thận và đeo các đồ bảo hộ cần thiết như bao tay, mặc quần áo dày,..... trước khi nhét thuốc tẩy giun cho chó cưng để tránh chúng vì quá khó chịu mà không cẩn thận "cắn" bạn.
Lưu ý trước khi tẩy giun cho chó cưng
Những điều Petmall lưu ý bạn khi tiến hành quá trình tẩy giun cho chó cưng:
Nếu sáng ngày hôm sau bạn định tẩy giun cho bé thì buổi tối hôm trước cho chúng ăn ít hơn so với mọi lần.
Khi tẩy chỉ nên cho ăn ít thôi (nửa khẩu phần ăn như mọi khi) và nếu được bạn hãy cho chó cưng ăn thức ăn ngon hơn mọi ngày để kích thích sự thèm ăn của các bé.
Tùy theo môi trường vệ sinh ăn, ở sạch hay bẩn mà điều chỉnh lịch tẩy cho hợp lý. Chẳng hạn như chó trưởng thành thả rông, ăn linh tinh, vệ sinh không được sạch sẽ như chó nuôi nhốt thì 1 năm có thể tẩy giun 3-4 lần.
Không nên tẩy giun sán khi chó đang mắc bệnh (hoặc nghe lời khuyên bác sĩ) và tẩy giun lúc thời tiết quá nóng.
Sau khi tẩy nên cho chó uống men tiêu hóa để hỗ trợ hệ tiêu hóa, tốt cho đường ruột hơn.
Thực hiện vệ sinh chuồng nuôi và nơi chăn thả chó phòng ngừa tái nhiễm giun sán. Bạn có thể tham khảo các loại xịt không gian, xịt khử mùi và vết ố dành riêng cho nơi ở thú cưng.
Hạn chế trẻ em, phụ nữ có thai, người bị bệnh tiếp xúc với chó vì đó là các đối tượng có sức đề kháng khá yếu trước giun sán ở chó nên đặc biệt cẩn thận tránh lây nhiễm.
Nếu vuốt chó cưng thì sau đó phải rửa tay sạch sẽ để hạn chế lây nhiễm bệnh giun móc.
Theo dõi sức khoẻ chó cưng thường xuyên và để ý tránh để những vật nuôi khác lại gần chúng quá nhiều sau khi tẩy vì có thể tái nhiễm giun sán.
Trên đây, Petmall đã cung cấp cho bạn những thông tin về quy trình tẩy giun phù hợp và các phương pháp tẩy giun cho chó cưng. Nếu chưa biết tìm mua sản phẩm tẩy giun ở đâu thì bạn hãy liên lạc ngay với Petmall để được tư vấn kĩ với ưu đãi và giá tốt nhất nhé!
Comments